Ở miền Trung có “ngũ Quảng” nhưng món mì Quảng lại định danh riêng cho xứ Quảng Nam. Món dân dã ấy đã “vinh dự” được xếp vào 12 món ăn Việt Nam được công nhận giá trị ẩm thực châu Á
Cao Lầu là sự kết hợp giữa sợi cao lầu vàng ruộm cùng với nạc đùi heo xá xíu, da heo hay sợi cao lầu chiên giòn, bánh tráng, đậu phộng rang và một ít rau thơm trà quế. Hương vị chính định vị cho món ăn này phải kể đến phần nước dùng, có vị mặn ngọt đậm đà và bùi béo.
Xu xoa (sương sa), món ăn có nguồn gốc từ loại rau xoa, một loài rong biển Tam Hải (Núi Thành), khá dân dã song lại có sức hấp dẫn, mang đậm hương vị biển. Vào một ngày trời oi bức, ghé xã đảo, ngồi dưới rặng dừa xanh, nghe gió biển thổi rạt rào, thưởng thức những ly xu xoa thì tuyệt không gì bằng.
"Về Tam Kỳ ăn mít hông", câu nói gọn lỏn chắc sẽ làm bạn nảy ra bao nhiều thắc mắc: Tại sao ăn mít phải về Tam Kỳ? Trái mít ở đây có gì đặc biệt mà phải về tận xứ này ăn?...
Phở sắn Quế Sơn Quảng Nam – món ăn dân dã quen thuộc của quê hương những cũng đủ sức hấp dẫn để mọi du khách đến đây cũng “phải lòng”. Phở sắn không phải cao lương mỹ vị, chỉ là món ăn nhà quê từ bột củ sắn (khoai mì) ấy vậy mà là món ăn khoái khẩu được người dân Quế Sơn rất tự hào giới thiệu với du khách gần xa và ai đã ăn một lần là nhớ mãi không thôi.
Không quá khi nói rằng, củ nén là “linh hồn” trong những món ăn “rặt” Quảng. Nói đâu xa, tô mỳ Quảng thứ thiệt mà thiếu mùi củ nén phi thơm với dầu phụng thì coi như không ra vị mỳ Quảng. Với những người chưa quen, ngửi mùi củ nén thường cho là nồng, cay, nhưng với những bà nội trợ Quảng, chuyện bếp núc mà thiếu củ nén trong rổ gia vị thì khó mà trọn vẹn.
Bánh tráng đập hay còn gọi là bánh tráng đập dập là món ăn dân dã, rẻ tiền mà người con xứ Quảng Đà nào cũng biết và ưa thích.
Sự dai dẻo của mít non cùng cái béo ngậy của nhộng tạo nên món nhộng trộn mít non ngon mê ly.